Nhà bếp của bạn sẽ mang đậm phong cách hiện đại với thiết kế tủ bếp bằng thép không rỉ. Vật liệu này có rất nhiều ưu điểm: dễ dàng làm sạch, có độ phản sáng cao nên tạo cảm giác sáng sủa và có độ bền cao, không lo cong vênh, mối mọt.
Loại bỏ phần tủ bếp trên, hoặc thay thế nó bằng kệ nổi, hay sử dụng các chất liệu như: thép không rỉ, gỗ, Acrylic… là cách mà các kiến trúc sư đang vận dụng vào phong cách thiết kế bếp hiện đại.
1. Không thiết kế phần tủ bếp trên
Hãy nhìn vào nhà bếp bên trên đây - với phong cách đen và trắng đầy tính thẩm mỹ, không dùng tủ bếp bên trên, quả là một lựa chọn rất hấp dẫn. Thay vì dùng tủ bếp trên, bạn có thể gắn tấm chắn bếp bằng kính hoặc thép không gỉ tuyệt đẹp trên tường.
Loại bỏ hệ thống tủ bếp trên nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng với lựa chọn này, bạn thực sự có thể sở hữu một không gian hoàn toàn mở và hiện đại. Tất nhiên, phong cách này có thể sẽ không phù hợp với những người đòi hỏi rất nhiều khoảng không lưu trữ trong nhà bếp. Tưởng tượng xem, không có tủ phía trên nên không gian lưu trữ của bạn sẽ giảm đi một nửa. Do đó, mà phong cách thiết kế này chỉ phù hợp với những gia đình có trữ lượng đồ dùng cần bảo quản ít.
2. Phần tủ bếp trên được thay thế bằng kệ nổi
Những hình khối vuông vắn và thô kệch ở phần tủ bếp trên đã làm cho không gian bếp thiếu đi sự tinh tế cần thiết. Các đường thẳng là hình ảnh đặc trưng của thiết kế hiện đại. Còn cách nào tốt hơn để có được căn bếp sạch sẽ, rộng mở bằng cách lắp đặt kệ nổi thay cho tủ bếp.
Kệ nổi với những đường thẳng đơn giản rất dễ kết hợp với bất kỳ món đồ nội thất hiện đại nào. Hầu hết các chủ nhà lựa chọn phong cách này thay thế cho hệ thống tủ bếp trên và sau đó lắp đặt tủ kín cho nửa dưới chủ nhà lựa chọn phong cách này thay thế cho hệ thống tủ bếp trên và sau đó lắp đặt tủ kín cho nửa dưới của nhà bếp. Nhưng thiết kế như vậy có cái lợi là giúp lưu trữ tất cả những thiết bị và đồ dùng cần thiết cho việc nấu nướng.
Một vài kệ nổi bằng gỗ kết hợp với một tấm chắn bếp bằng thủy tinh sẽ biến nhà bếp nhàm chán của bạn trở nên tuyệt vời ! Nhược điểm duy nhất của kệ nổi là thiếu không gian lưu trữ. Chủ nhân của hệ thống tủ bếp kiểu này phải là một người ngăn nắp, có tổ chức mới giữ được căn bếp gọn gàng, tinh tươm.
3. Thiết kế tủ bếp với nhiều chất liệu
Thường thì khi thiết kế tủ bếp người ta sẽ sử dụng một chất liệu chính đóng vai trò là chủ đạo. Tuy nhiên, để giảm bớt sự nhàm chán và tạo ra sự tinh tế hơn người Tây Âu đã sử dụng tủ bếp kết hợp nhiều chất liệu.
Kể cả trong một không gian nội thất tối giản thì bạn vẫn có thể hòa trộn một chút. Tại sao không thử kết hợp một căn bếp với tủ dưới bằng gỗ và tủ trên sơn màu? Hoặc tấm gỗ veneer màu quả óc chó với tấm gỗ phun màu bóng bẩy? Hoặc kệ nổi bằng thép với tủ dưới bằng gỗ sơn màu?
Sự kết hợp này không có giới hạn và chắc chắn bạn sẽ mang lại cho bạn một phòng bếp với thiết kế độc đáo. Hãy thảo luận kỹ càng với nhà thiết kế nội thất và nhà sản xuất tủ bếp chuyên nghiệp để đảm bảo rằng cuối cùng bạn sẽ sở hữu một phòng bếp hiện đại, đơn giản và tiện nghi nhất.
4. Ưu tiên chất liệu thép không rỉ
Nhà bếp của bạn sẽ mang đậm phong cách hiện đại với thiết kế tủ bếp bằng thép không rỉ. Vật liệu này có rất nhiều ưu điểm: dễ dàng làm sạch, có độ phản sáng cao nên tạo cảm giác sáng sủa và có độ bền cao, không lo cong vênh, mối mọt. Nếu bạn lo chi phí cho một bộ tủ bếp không rỉ quá cao thì bạn có thể lựa chọn chất liệu gỗ công nghiệp MDF được phủ lớp thép bên ngoài. Tuy nhiên, tủ bếp bằng thép không rỉ cũng có một số nhược điểm rõ ràng: có thể để lại dấu vân tay, dễ bị trầy xước. Dù vậy, một số nhà một sản xuất cam kết rằng sản phẩm cao cấp của họ có thể khắc phục được nhược điểm đó.
5. Luôn sử dụng chất liệu Acrylic
Đây chính là thiết kế tủ bếp lý tưởng cho không gian bếp mang đậm nét hiện đại. Với đặc tính: rất sáng bóng, nhẹ, dễ vệ sinh, có khả năng chống thấm, chống ẩm và nhiều màu sắc, tủ bếp Acrylic sẽ đem đến vẻ đẹp thanh lịch và sang trọng cho phòng bếp nhà bạn.
6. Tạo không gian ấm cúng bằng tủ gỗ Veneer
Tủ gỗ dán veneer làm tăng sự ấm áp và chiều sâu cho một căn bếp hiện đại. Theo chuyên gia Taylor Craft của công ty Cabinet Door, gỗ dán veneer đã được sử dụng phổ biến ở Châu Âu trong nhiều tập kỉ và hiện nay ngày càng phổ biến ở Mỹ.
Có rất nhiều lý do đáng để lưu tâm cho sự ưa chuộng loại gỗ này. Tủ bếp gỗ veneer là lựa chọn thích hợp dành cho những ai yêu thích xu hướng thiết kế không gian sống gần gũi với thiên nhiên bởi vật liệu này thể hiện các thớ gỗ, vân gỗ một cách tuyệt vời. Ưu điểm của tủ bếp gỗ veneer là có nhiều mẫu mã, màu sắc, dễ dàng sơn màu theo ý thích.
Do gỗ qua xử lý nên có khả năng hạn chế cong vênh, mối mọt. Hãy chọn cốt gỗ tốt, có kết cấu ổn định để khỏi phải băn khoăn về độ bền của tủ bếp gỗ veneer bạn nhé. Sử dụng tủ bếp bằng gỗ veneer được sản xuất chất lượng, bạn sẽ sở hữu một không gian bếp ấm cúng, trẻ trung, bền đẹp và tiết kiệm chi phí.
7. Thiết kế bếp với nhiều màu sắc
Khi nghĩ đến một nhà bếp hiện đại, bạn có thể ngay lập tức hình dung tới hệ thống tủ bếp màu trắng hoặc đen, nhưng thật ra bạn còn có nhiều màu sắc để lựa chọn hơn thế. Tại sao tủ bếp không sơn màu đỏ anh đào? Hoặc sáng màu xanh côban? Hoặc thậm chí màu xanh mòng két? Tất cả những màu sắc này có thể được sử dụng để kết hợp với nhiều món đồ nội thất đương đại. Đặc biệt là khi nói đến thiết kế nội thất hiện đại ở thế kỷ này - nơi màu sắc và họa tiết đang lên ngôi.
Nếu bạn muốn thêm màu sắc cho nhà bếp của bạn một cách hiệu quả, hãy cân nhắc đến cách kết hợp màu sắc. Bạn có thể chỉ chấm phá màu sắc cho một hoặc hai tủ trên, hoặc bùng nổ với toàn bộ nhà bếp màu đỏ - cách nào cũng sẽ tạo nên một phong cách rất ấn tượng. Hãy đảm bảo rằng bạn thật sự yêu thích màu sắc đó trước khi bạn chọn nó. Bạn sẽ nhìn thấy nó hàng ngày, vì vậy nó phải là một màu sắc mà bạn luôn cảm thấy thoải mái.
8. Chỉ sử dụng tông màu trắng cho tủ bếp
Điều gì có thể tuyệt hơn tủ bếp trắng sáng lấp lánh phản chiếu ánh nắng mặt trời? Bếp màu trắng được ưa chuộng vì một lý do rất dễ hiểu, với bất kỳ phong cách thiết kế nào, nó khiến căn bếp trông sạch sẽ, tinh tươm.
Nguồn: http://noithathoaphat.biz.vn/tin-tuc/84-dau-se-la-nhung-phong-cach-thiet-ke-tu-bep-hien-dai-nhat.html